GIỚI THIỆU SÁCH CHA VÀ CON

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu mến!
Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 – 19/5/2025) – vị Cha già của dân tộc, người
đã dành cả cuộc đời cho độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân – có lẽ không gì ý
nghĩa hơn là cùng nhau chiêm nghiệm những giá trị nhân văn sâu sắc qua các tác
phẩm văn học. Hôm nay, thư viện mời thầy cô và các em cùng lật giở những trang
sách dung dị mà thấm đẫm tình người, một tác phẩm đã đi cùng năm tháng: "Cha và
Con" của nhà văn Hồ Phương.
Vậy điều gì đã làm nên sức sống bền bỉ cho tác phẩm này? Trước hết, đó là
việc nhà văn đã đặt câu chuyện tình cha con thiêng liêng vào một khung cảnh lịch sử
đặc biệt. Chúng ta không thấy những bức tranh hoa lệ, mà là hiện thực chân thật của
những làng quê Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khó. Đó là không
gian của sự thiếu thốn, của những mái nhà tranh đơn sơ, của những bữa cơm độn sắn,
nơi bóng dáng của chiến tranh vẫn còn hiện hữu qua những mất mát, những vết
thương và cả những nỗi lo toan thường trực. Nhưng chính trên cái nền hiện thực khắc
nghiệt ấy, tình người, đặc biệt là tình cha con, lại càng tỏa sáng mãnh liệt.
         Cuốn tiểu thuyết “Cha và Con” của nhà văn Hồ Phương là một cuốn tiểu thuyết
viết về Bác Hồ dưới một góc độ hoàn toàn mới, là tác phẩm văn học đầu tiên viết về
Bác nhưng lại dành đa số trang viết để miêu tả, khắc họa hình ảnh cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, người cha đáng kính của chủ tịch Hồ Chí Minh.
         Sách được in khổ 16 x 24 cm, dày 375 trang do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn
hành năm 2018, của tác giả Hồ Phương. Sách in lần thứ 10. Bìa sách gây ấn tượng với
bạn đọc bởi màu xanh nhã nhặn của nền trời, màu xanh trong của biển cả và màu
xanh non mượt mà của thảm cỏ. Nổi bật trên nền xanh ấy là hình ảnh hai cha con
đang hướng về nơi xa xăm. Mặt sau của cuốn sách là lời đề từ giãi bày tình cảm và
suy nghĩ của nhà văn.

Tiểu thuyết “Cha và con” đã khắc họa chân dung Bác Hồ từ khi là cậu bé 10 tuổi
đến khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Không gian được mở rộng từ Làng Sen,
làng Chùa (Nam Đàn-Nghệ An), kinh đô Huế, Phan Thiết nơi cụ thân sinh của Bác
dạy học đến Sài Gòn, nơi Nguyễn Tất Thành nhận thức được rằng “Muốn đánh Pháp
phải hiểu được Pháp” và lên đường tìm một con đường giành lại độc lập tự do cho
dân tộc.
         Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận một sự thật rằng cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc một nhà sĩ phu yêu nước, một người cha đã định hình cho nhân cách Hồ Chí
Minh từ cách sống, cách suy nghĩ đến con đường cứu nước từ thuở Hồ Chủ tịch còn
thơ. Chính sự định hình này, mà Bác Hồ trở thành một thiên tài của dân tộc, một danh
nhân văn hóa của nhân loại.
        Tình cảm cha con giữa cụ Nguyễn Sinh Sắc và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tình
cảm của người cùng lý tưởng và chí hướng hiếm có trong cuộc đời. Những lời dạy
bảo đầy yêu thương mà kiên định lập trường “vì nước quên thân” của Cụ đã tiếp thêm
sức mạnh cho người con trai trên con đường cứu dân, cứu nước.
         Chàng thiếu niên trong cuốn sách Cha và con được miêu tả là một chú bé hiếu
động, lanh lợi như mọi đứa trẻ khác thời bấy giờ. Nhà văn Hồ Phương tâm sự: “Tôi
cố gắng viết sao cho người đọc không có cảm giác Hồ Chủ Tịch là thần thánh từ khi
còn trẻ thơ". Trong cuốn tiểu thuyết, nhà văn còn miêu tả tình bạn trong sáng giữa cậu
học trò Nguyễn Tất Thành và Phượng Quý, một bạn gái người Huế. Một chặng đường
gian khó trong muôn vàn gian khó mà người đọc thấy được đó là con đường tất yếu
để đến được với thành công.
        Cuốn sách gồm có 06 chương.
       Chương 1: Từ trang 09 đến trang 74 giới thiệu về gia đình và tuổi thơ của cậu bé
Côn (tên gọi lúc nhỏ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh).
     Chương 2: Từ trang 75 đến  hết trang 152 kể về cậu bé Côn, anh Khiêm theo cha
đến Thanh Chương - Nghệ An dạy học.

     Chương 3: Gồm 82 trang từ trang 153 đến trang 234 mô tả hành trình của ba cha
con vượt đèo Ngang vào Huế nhận chức.
      Chương 4: Kể cho người đọc chứng kiến sự sụp đổ của triều đình Huế từ trang
235 đến trang 282.
Chặng đường chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn vào Bình Khê
để từ giã cha, dấn thân vào một cuộc ra đi không hẹn ngày về là nội dung của Chương
5 thông qua 50 trang sách từ trang 283 đến trang 333.
Từ trang 334 đến trang 375 là nội dung của chương cuối cùng - Chương 6 kể
về hành trình thầy giáo Nguyễn Tất Thành dời Phan thiết vào Sài Gòn.
Đọc cuốn tiểu thuyết, chúng ta sẽ hiểu hơn về  con người, về quá trình tu
dưỡng, rèn luyện và trau dồi tài năng, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng
thời thấy được tâm huyết và tình cảm kính yêu chân thành, trong sáng của nhà văn
dành cho Người. “Cha và con” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn trở thành
một cái nhìn mới, cái nhìn về gốc rễ đó tạo nên một Hồ Chí Minh vĩ đại cho đến tận
ngày nay và mai sau.
Sức hấp dẫn của "Cha và Con" không nằm ở những tình tiết gay cấn, mà ở ma
thuật của sự giản dị. Hồ Phương có biệt tài nắm bắt những khoảnh khắc đời thường
nhất – một bữa cơm chiều, một lời dặn dò trước lúc chia xa, một cái nắm tay thật chặt
– và biến chúng thành những chi tiết đắt giá, chạm đến góc sâu thẳm nhất trong tâm
hồn người đọc. Chính sự chân thật, không tô vẽ đã khiến câu chuyện trở nên gần gũi,
khiến chúng ta như thấy được hình ảnh người cha của chính mình, thấy được những
giá trị cốt lõi của tình cảm gia đình.
Đọc "Cha và Con" giúp chúng ta càng thêm thấm thía tình yêu thương bao la
mà Bác đã dành cho đồng bào, cho Tổ quốc. Hình ảnh người cha trong tác phẩm, với
đức hy sinh và tình yêu con vô điều kiện, cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của biết bao
người dân Việt Nam đã sống, chiến đấu và lao động dưới ánh sáng tư tưởng của
Người. Đó là biểu hiện sinh động của lòng nhân ái, của sự kiên cường, của tinh thần
lạc quan cách mạng mà Bác Hồ luôn dày công vun đắp.

Tác phẩm như một dòng sông nhỏ êm đềm nhưng chuyên chở những phù sa
cảm xúc nặng lòng, nhắc nhở chúng ta về cội nguồn, về tình yêu thương thuần khiết
và về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam – những giá trị mãi trường tồn
cùng dân tộc.


1. HỒ PHƯƠNG
    Cha và con: Tiểu thuyết về Bác Hồ và cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc/ Hồ Phương.- Tái bản lần thứ 10.- H.: Kim Đồng, 2018.- 375tr.: ảnh; 24cm.- (Dành cho lứa tuổi 11+)
     Tên thật tác giả: Nguyễn Thế Xương
     ISBN: 9786042112680
     Tóm tắt: Tác giả Hồ Phương đó tái hiện chân dung nhà nho yêu nước Nguyễn Sinh Sắc, thương dân, mang trong lòng sự tôn trọng những nhà nho sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng cũng đủ tỉnh táo để thấy được sự bất lực của những con người đó cũng như chính bản thân mình..
     Chỉ số phân loại: 895.9223 HP.CV 2018
     Số ĐKCB: TK.00634,

Gấp cuốn sách lại, các em vẫn không thể quên những hình ảnh đầy yêu
thương, những bước chân đồng hành của Cha và con trên những chặng đường dài.
Nhà văn Hồ Phương có trả lời báo Tuổi trẻ ngày 30/8/2007 “…Tôi luôn luôn nghĩ
rằng trong gia đình đặc biệt ấy, tình phụ tử cũng thể hiện rất đặc biệt. Chính vì thế mà
tôi đã rất xúc động khi viết đến cảnh chàng thanh niên lên Bình Khê để từ giã cha
mình, dấn thân vào một cuộc ra đi không hẹn ngày về. Thật ra, không chỉ là cuộc chia
tay của cụ Phó Bảng với cậu Côn mà cả những cuộc chia tay với cô Thanh, cậu
Khiêm, tôi cũng luôn luôn viết với một tâm thế: “Giá như họ biết được đây là cuộc
chia tay cuối cùng”.
Các em hãy tìm đọc cuốn sách tại thư viện nhà trường để hiểu rõ hơn về tình
phụ tử thiêng liêng này nhé! Cuối cùng xin kính chúc thầy cô và các em luôn mạnh
khoẻ, hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các em đã chú ý lắng nghe!